Đón nhận Di Hoà Viên (phim 2006)

Di Hoà Viên được trình chiếu tại nhiều liên hoan phim quốc tế, đáng chú ý nhất là Cannes;[13] đây là bộ phim châu Á duy nhất tranh cử danh hiệu Cành cọ vàng năm ấy.[14] Tuy nhiên, Cành cọ sau cùng thuộc về bộ phim Ireland The Wind That Shakes the Barley do Ken Loach đạo diễn. Bên cạnh Cannes, Di Hoà Viên còn có mặt ở một số liên hoan phim quốc tế hàng đầu như Toronto[15]Mill Valley.[10]

Đa số các nhà phê bình đánh giá bộ phim tích cực, họ nhắc đến tham vọng và mục tiêu của phim cùng lời phàn nàn phổ biến nhất là thời lượng phim dài quá mức (140 phút). Derek Elley của tạp chí Variety nhận xét phim có "nửa tiếng quá dài."[16] Trong khi ấy, The Daily Telegraph cũng phàn nàn "30 phút quá dài", nhưng nhận xét bộ phim là một tác phẩm "thô ráp và đáng lo ngại."[17] The Guardian còn nhận thấy tác phẩm "quá dài và quanh co," song cũng "mang không khí [và] phong cách."[18]

Nhật báo The New York Times đã đưa ra một bài đánh giá đặc biệt sôi nổi về bộ phim bằng lời nhận xét của cây bút A. O. Scott: "...[mặc dù] dài tới 2 tiếng 20 phút, 'Di Hoà Viên' diễn ra với tiết tấu nhanh và đảo phách của một bài hát nhạc pop. Giống như Jean-Luc Godard ở thập niên 1960, Lâu ưa thích những góc máy theo dõi nghẹt thở và kĩ thuật jump cut sinh động, và giống như của Godard, máy quay của ông bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của phụ nữ."[11]

Tác phẩm đã được phát hành không dán nhãn chiếu ở Mỹ.[19] Nhiều phê bình điện ảnh Mỹ miêu tả Di Hoà Viên là một trong những bộ phim tình dục trần trụi nhất trong nhiều năm qua; nhà phê bình David Denby của báo The New Yorker lưu ý rằng ông chưa bao giờ xem một bộ phim có nhiều cảnh ân ái tới vậy,[20] tuy nhiên ông cũng lưu ý những cảnh ấy không phải là khiêu dâm, tức là chưa bao giờ bị tách biệt khỏi cảm xúc. Học giả nữ quyền Hồng Kông Evelyn Wan nhận định rằng "những cảnh ân ái quá mức" vừa gây khó chịu, vừa truyền tải thật hiệu quả cái "cảm giác bất an và hoang mang" của các nhân vật chính.[21]

Cấm chiếu

Bộ phim tham gia tranh giải ở Liên hoan phim Cannes 2006 song không giành được giải thưởng nào.[13] Dù Di Hoà Viên là phim châu Á duy nhất tranh cử Cành cọ vàng, Lâu Diệp và các nhà sản xuất không nhận được sự cho phép của các nhà kiểm duyệt Trung Quốc, do đó vướng vào cuộc kiểm duyệt chính thức của Tổng cục Quảng bá Phát thanh Truyền hình Quốc gia Trung Quốc (SARFT).[22] Cuối cùng Lâu và nhà sản xuất Nại An bị chính phủ Trung Quốc cấm làm phim trong 5 năm.[22] Bên cạnh các nhà làm phim, Di Hoà Viên nghiễn nhiên bị cấm chiếu khi SARFT từ chối cấp chứng chỉ phân phối tại Đại lục vì bộ phim không đáp ứng tiêu chuẩn chính thức về chất lượng hình ảnh và âm thanh.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Di Hoà Viên (phim 2006) http://archives.torontointernationalfilmfestival.c... http://blog.sina.com.cn/s/blog_5d22198d0100cutq.ht... http://ent.sina.com.cn/j/2011-04-22/13453289288_2.... http://www.boxofficemojo.com/movies/?id=summerpala... http://www.festival-cannes.com/en/archives/ficheFi... http://highfallsfilmfestival.com/history/2004-fest... http://www.metacritic.com/film/titles/summerpalace http://www.metacritic.com/movie/summerpalace http://www.monkeypeaches.com/summerpalace.html http://mvff.com/node/1957